Phật pháp ứng dụng Một nụ cười trong đời

Suốt đời Mokugen, chưa ai thấy ngài cười cho đến khi sắp chết. Vào ngày cuối ngài bảo với các đệ tử trung thành: "Các con học với ta hơn mười năm nay. Giờ hãy cho ta thấy lối liễu ngộ thiền của các con như thế nào. Ai biểu lộ rõ nhất sẽ được truyền y bát và kế tục ta."

Mọi người đều chăm chú vào gương mặt nghiêm trọng của Mokugen mà không ai trả lời. 

Encho, một đệ tử theo thầy đã lâu, bước đến cạnh giường. Ông đẩy chén thuốc tới vài phân. Ðó là câu trả lời của ông khi được hỏi đến.
Nét mặt thầy càng thêm nghiêm trọng. "Con chỉ hiểu có vậy thôi ư?" Mokugen hỏi.

Encho lại đưa tay ra kéo lui chén thuốc.

Một nụ cười thật tươi lộ trên mặt Mokugen. "Thằng nhải," ngài nói với Encho.

"Con đã theo ta mười năm mà chưa hề thấy toàn thân của ta. Hãy cầm lấy y bát. Chúng thuộc về con."

Xem thêm:

Một nụ cười trong đời

Phật pháp ứng dụng Một nụ cười trong đời

Suốt đời Mokugen, chưa ai thấy ngài cười cho đến khi sắp chết. Vào ngày cuối ngài bảo với các đệ tử trung thành: "Các con học với ta hơn mười năm nay. Giờ hãy cho ta thấy lối liễu ngộ thiền của các con như thế nào. Ai biểu lộ rõ nhất sẽ được truyền y bát và kế tục ta."

Mọi người đều chăm chú vào gương mặt nghiêm trọng của Mokugen mà không ai trả lời. 

Encho, một đệ tử theo thầy đã lâu, bước đến cạnh giường. Ông đẩy chén thuốc tới vài phân. Ðó là câu trả lời của ông khi được hỏi đến.
Nét mặt thầy càng thêm nghiêm trọng. "Con chỉ hiểu có vậy thôi ư?" Mokugen hỏi.

Encho lại đưa tay ra kéo lui chén thuốc.

Một nụ cười thật tươi lộ trên mặt Mokugen. "Thằng nhải," ngài nói với Encho.

"Con đã theo ta mười năm mà chưa hề thấy toàn thân của ta. Hãy cầm lấy y bát. Chúng thuộc về con."

Xem thêm:
Đọc thêm..
Phật pháp ứng dụng Chế ngự con ma

Một người vợ trẻ bị bệnh và sắp chết. "Em yêu anh lắm," nàng nói với chồng, "Em không muốn xa anh. Anh đừng nên yêu ai nữa nhé. Nếu anh không nghe lời, em sẽ trở về làm ma hành hạ anh không thôi."

Chẳng mấy chốc người vợ qua đời. Người chồng giữ đúng lời vợ trối trăn được ba tháng đầu, nhưng rồi y gặp và yêu một người đàn bà khác. Họ hứa hôn với nhau.

Ngay sau lễ hứa hôn một con ma hiện ra mỗi đêm trước người đàn ông trách rằng y không giữ đúng lời hứa. Con ma còn rất linh. Nó nói đúng phóc những gì liên quan đến y và tình nhân mới. Khi y tặng cho hôn thê món gì, con ma tả ra với chi tiết. Nó còn lập
lại cả những cuộc đối thoại, bực mình đến nỗi y không thể ngủ được. Có người khuyên y nên giải bày với một thiền sư sống gần làng. Mãi lâu, thất vọng quá người đàn ông khổ sở tìm đến thiền sư xin giúp đỡ.

"Vợ của ông trở thành con ma và biết được tất cả việc ông làm," vị thiền sư nhận xét. "Bất cứ điều gì ông làm hay nói, bất cứ món gì ông tặng nhân tình nó cũng biết. Nó phải là một con ma khôn ngoan. Ðúng ra ông nên cảm phục một con ma như thế mới phải.
Lần sau nếu nó hiện ra ông nên thương lượng với nó. Nói với nó rằng nó biết nhiều quá và không có điều gì ông có thể dấu nó, và rằng nếu nó trả lời được một câu hỏi của ông, ông hứa sẽ bải bõ hôn ước và ở giá suốt đời."

"Câu hỏi gì để con phải hỏi nó?" người đàn ông thắc mắc.

Thiền sư trả lời: "Vơ một nắm đầy hạt đậu và hỏi nó có bao nhiêu hạt trong tay ông. Nếu nó không trả lời được thì nó chỉ là điều giả tạo trong trí tưởng của ông và nó sẽ không quấy ông nữa đâu."

Ðêm sau con ma hiện ra, người đàn ông ca tụng nó và bảo rằng nó biết hết mọi chuyện.

"Dĩ nhiên," con ma trả lời, "và ta biết ông đến thăm ông thiền sư bửa nay nữa."

"Và quả là ngươi biết quá nhiều," người đàn ông yêu cầu, "hãy nói cho ta biết có mấy hạt đậu trong nắm tay này của ta!"

Không còn có con ma nào để trả lời câu hỏi.

Xem thêm:

Chế ngự con ma

Phật pháp ứng dụng Chế ngự con ma

Một người vợ trẻ bị bệnh và sắp chết. "Em yêu anh lắm," nàng nói với chồng, "Em không muốn xa anh. Anh đừng nên yêu ai nữa nhé. Nếu anh không nghe lời, em sẽ trở về làm ma hành hạ anh không thôi."

Chẳng mấy chốc người vợ qua đời. Người chồng giữ đúng lời vợ trối trăn được ba tháng đầu, nhưng rồi y gặp và yêu một người đàn bà khác. Họ hứa hôn với nhau.

Ngay sau lễ hứa hôn một con ma hiện ra mỗi đêm trước người đàn ông trách rằng y không giữ đúng lời hứa. Con ma còn rất linh. Nó nói đúng phóc những gì liên quan đến y và tình nhân mới. Khi y tặng cho hôn thê món gì, con ma tả ra với chi tiết. Nó còn lập
lại cả những cuộc đối thoại, bực mình đến nỗi y không thể ngủ được. Có người khuyên y nên giải bày với một thiền sư sống gần làng. Mãi lâu, thất vọng quá người đàn ông khổ sở tìm đến thiền sư xin giúp đỡ.

"Vợ của ông trở thành con ma và biết được tất cả việc ông làm," vị thiền sư nhận xét. "Bất cứ điều gì ông làm hay nói, bất cứ món gì ông tặng nhân tình nó cũng biết. Nó phải là một con ma khôn ngoan. Ðúng ra ông nên cảm phục một con ma như thế mới phải.
Lần sau nếu nó hiện ra ông nên thương lượng với nó. Nói với nó rằng nó biết nhiều quá và không có điều gì ông có thể dấu nó, và rằng nếu nó trả lời được một câu hỏi của ông, ông hứa sẽ bải bõ hôn ước và ở giá suốt đời."

"Câu hỏi gì để con phải hỏi nó?" người đàn ông thắc mắc.

Thiền sư trả lời: "Vơ một nắm đầy hạt đậu và hỏi nó có bao nhiêu hạt trong tay ông. Nếu nó không trả lời được thì nó chỉ là điều giả tạo trong trí tưởng của ông và nó sẽ không quấy ông nữa đâu."

Ðêm sau con ma hiện ra, người đàn ông ca tụng nó và bảo rằng nó biết hết mọi chuyện.

"Dĩ nhiên," con ma trả lời, "và ta biết ông đến thăm ông thiền sư bửa nay nữa."

"Và quả là ngươi biết quá nhiều," người đàn ông yêu cầu, "hãy nói cho ta biết có mấy hạt đậu trong nắm tay này của ta!"

Không còn có con ma nào để trả lời câu hỏi.

Xem thêm:
Đọc thêm..
Phật pháp ứng dụng Tổ Già-Da-Xá-Đa

Ngài họ Uất-Đầu-Lam ở nước Ma-Đề, cha hiệu Thiên-Cái, mẹ là Phương-Thánh. Bà Phương-Thánh thọ thai, một đêm mộng thấy có người cầm cái gương báu đến nói: <Tôi đến >. Bà chợt tỉnh giấc, nghe toàn thân nhẹ nhàn thanh thản, khác hơn ngày thường. Trong nhà có mùi hương lạ, vài lằn hào quang xuất hiện. Bảy ngày sau, Bà sanh ra Ngài.

Thân Ngài trong sáng giống như lưu-ly. Ngài thích chỗ vắng vẻ, nói ra những lời siêu việt. Nhà cha mẹ Ngài ở trên núi Bảo-Lạc-Ca. Sau khi Ngài ra đời, ngôi nhà nầy luôn luôn có áng mây tía che đậy trên không. Tổ Tăng-Già-Nan-Đề nhơn thấy áng mây ấy, tìm đến gặp Ngài. Từ đó, Ngài theo làm đệ tử Tổ

Về sau, Ngài được Tổ truyền tâm ấn và thống lãnh đồ chúng. Tùy duyên, Ngài đi vân du khắp nơi để giáo hóa làm lợi ích cho quần sanh. Khi tuổi đã già, Ngài du hóa đến nước Nguyệt-Chí. Trong nước nầy có người dòng Bà-La-Môn tên Cưu-Ma -La-Đa tuổi được 30 tu theo ngoại đạo, chủ thuyết tự nhiên. Ông có nuôi một con chó, mỗi khi ăn xong, con chó ra hành lang dưới tấm rèm nằm. Có những khi mưa gió ướt cả mình, mà nó vẫn nằm đó. Người nhà sợ nó lạnh đuổi đi chỗ khác, rồi nó cũng trở lại chỗ đó nằm. Ông Cưu-Ma-La-Đa lấy làm lạ, đem việc đó hỏi thầy ông, nhưng không giải được điều gì. Ông mong có dịp gặp những bậc tu hành đạo đức cao cả để nhờ giải nghi.

Ngài cùng đồ chúng đi đến gần nhà người Bà-la-môn nầy, bỗng thấy khí đại thừa xông lên. Ngài dừng lại bảo chúng:

-Khí nầy nếu vòng tròn như khoen đeo tai là có Bồ-Tát bên cạnh. Nay khí nầy tương tợ vòng tròn ắt có thánh nhơn gần đây. Thầy trò đi đến một đỗi, bỗng có người Bà-la-môn đến hỏi thị giả: <Thầy đây là người gì ?> Thị giả đáp: <Là đệ tử Phật>. Người ấy liền chạy thẳng vào nhà đóng cửa lại. Ngài đi theo đến nơi gõ cửa. Trong nhà nói vọng ra rằng:

-Nhà nầy không có người. –ngài hỏi: -Đáp không người đó là ai ? Cưu-Ma-La-Đa nghe nói bèn có vẻ lạ, nghi là bậc đạo hạnh bèn mở cửa. Ra thấy Ngài, ông chào và thỉnh ngồi ghế giữa, đoạn đem nghi vấn về con chó ra hỏi.

Ngài giải thích: - Con chó nầy là cha của ông, bởi có chút ít nghiệp nên đọa làm súc sanh. Xưa kia cha ông đem cả ngàn đính vàng để trong cái hũ lén chôn dưới rèm. Đến khi người chết, chưa gặp ông để trối lại, vì còn tiếc của nầy nên sanh ra làm chó để gìn giữ. Nếu ông đào được, ắt nó sẽ bỏ đi. Cưu-Ma-La-Đa liền cho người đào chỗ con chó nằm, quả nhiên được hũ vàng đúng như lời Ngài nói. Ông hết lòng kính phục phát nguyện xuất gia. Ngài hoan hỷ chấp nhận làm lễ xuất gia thọ giới và cho làm thị giả. Thấy cơ duyên đã mãn, Ngài kêu Cưu-Ma-La-Đa đến dặn dò: -Xưa Như-Lai đem đại pháp nhãn trao cho Tổ Ca-Diếp truyền lần đến ta, nay ta truyền lại cho ngươi. Ngươi nghe ta dạy:

Hữu chủng hữu tâm địa, Nhơn duyên năng phát manh, Ư duyên bất tương ngại, Đương sanh sanh bất sanh.

Dịch: Có giống có đất tâm, Nhơn duyên hay nẩy mầm, Đối duyên chẳng ngại nhau, Chính sanh, sanh chẳng sanh.

Cưu -Ma -La-Đa cung kính vâng dạy, đảnh lễ thọ lãnh. Ngài dùng mười tám phép thần biến rồi vào viên tịch. Đồ chúng hỏa táng và lượm xá-lợi xây tháp cúng dường .

Xem thêm:

Tổ Già-Da-Xá-Đa

Phật pháp ứng dụng Tổ Già-Da-Xá-Đa

Ngài họ Uất-Đầu-Lam ở nước Ma-Đề, cha hiệu Thiên-Cái, mẹ là Phương-Thánh. Bà Phương-Thánh thọ thai, một đêm mộng thấy có người cầm cái gương báu đến nói: <Tôi đến >. Bà chợt tỉnh giấc, nghe toàn thân nhẹ nhàn thanh thản, khác hơn ngày thường. Trong nhà có mùi hương lạ, vài lằn hào quang xuất hiện. Bảy ngày sau, Bà sanh ra Ngài.

Thân Ngài trong sáng giống như lưu-ly. Ngài thích chỗ vắng vẻ, nói ra những lời siêu việt. Nhà cha mẹ Ngài ở trên núi Bảo-Lạc-Ca. Sau khi Ngài ra đời, ngôi nhà nầy luôn luôn có áng mây tía che đậy trên không. Tổ Tăng-Già-Nan-Đề nhơn thấy áng mây ấy, tìm đến gặp Ngài. Từ đó, Ngài theo làm đệ tử Tổ

Về sau, Ngài được Tổ truyền tâm ấn và thống lãnh đồ chúng. Tùy duyên, Ngài đi vân du khắp nơi để giáo hóa làm lợi ích cho quần sanh. Khi tuổi đã già, Ngài du hóa đến nước Nguyệt-Chí. Trong nước nầy có người dòng Bà-La-Môn tên Cưu-Ma -La-Đa tuổi được 30 tu theo ngoại đạo, chủ thuyết tự nhiên. Ông có nuôi một con chó, mỗi khi ăn xong, con chó ra hành lang dưới tấm rèm nằm. Có những khi mưa gió ướt cả mình, mà nó vẫn nằm đó. Người nhà sợ nó lạnh đuổi đi chỗ khác, rồi nó cũng trở lại chỗ đó nằm. Ông Cưu-Ma-La-Đa lấy làm lạ, đem việc đó hỏi thầy ông, nhưng không giải được điều gì. Ông mong có dịp gặp những bậc tu hành đạo đức cao cả để nhờ giải nghi.

Ngài cùng đồ chúng đi đến gần nhà người Bà-la-môn nầy, bỗng thấy khí đại thừa xông lên. Ngài dừng lại bảo chúng:

-Khí nầy nếu vòng tròn như khoen đeo tai là có Bồ-Tát bên cạnh. Nay khí nầy tương tợ vòng tròn ắt có thánh nhơn gần đây. Thầy trò đi đến một đỗi, bỗng có người Bà-la-môn đến hỏi thị giả: <Thầy đây là người gì ?> Thị giả đáp: <Là đệ tử Phật>. Người ấy liền chạy thẳng vào nhà đóng cửa lại. Ngài đi theo đến nơi gõ cửa. Trong nhà nói vọng ra rằng:

-Nhà nầy không có người. –ngài hỏi: -Đáp không người đó là ai ? Cưu-Ma-La-Đa nghe nói bèn có vẻ lạ, nghi là bậc đạo hạnh bèn mở cửa. Ra thấy Ngài, ông chào và thỉnh ngồi ghế giữa, đoạn đem nghi vấn về con chó ra hỏi.

Ngài giải thích: - Con chó nầy là cha của ông, bởi có chút ít nghiệp nên đọa làm súc sanh. Xưa kia cha ông đem cả ngàn đính vàng để trong cái hũ lén chôn dưới rèm. Đến khi người chết, chưa gặp ông để trối lại, vì còn tiếc của nầy nên sanh ra làm chó để gìn giữ. Nếu ông đào được, ắt nó sẽ bỏ đi. Cưu-Ma-La-Đa liền cho người đào chỗ con chó nằm, quả nhiên được hũ vàng đúng như lời Ngài nói. Ông hết lòng kính phục phát nguyện xuất gia. Ngài hoan hỷ chấp nhận làm lễ xuất gia thọ giới và cho làm thị giả. Thấy cơ duyên đã mãn, Ngài kêu Cưu-Ma-La-Đa đến dặn dò: -Xưa Như-Lai đem đại pháp nhãn trao cho Tổ Ca-Diếp truyền lần đến ta, nay ta truyền lại cho ngươi. Ngươi nghe ta dạy:

Hữu chủng hữu tâm địa, Nhơn duyên năng phát manh, Ư duyên bất tương ngại, Đương sanh sanh bất sanh.

Dịch: Có giống có đất tâm, Nhơn duyên hay nẩy mầm, Đối duyên chẳng ngại nhau, Chính sanh, sanh chẳng sanh.

Cưu -Ma -La-Đa cung kính vâng dạy, đảnh lễ thọ lãnh. Ngài dùng mười tám phép thần biến rồi vào viên tịch. Đồ chúng hỏa táng và lượm xá-lợi xây tháp cúng dường .

Xem thêm:

Đọc thêm..
Phật pháp ứng dụng Bồ-Tát Ca-Na-Đề-Bà

Ngài dòng Tỳ-Xá-Ly ở Nam-Ấn. Thuở nhỏ Ngài bẩm tánh thông minh, biện tài vô ngại, Ban sơ Ngài học phong tục trong nước, ưa làm việc phước thiện. Khi Tổ Long-Thọ đến nước nầy, Ngài tìm đến yết kiến. Tổ Long-Thọ muốn thử Ngài, sai đồ đệ múc một thau nước đầy để ở trước lối vào. Ngài đi qua lấy cây kim bỏ vào, rồi thẳng đến yết kiến Tổ.

Thầy trò gặp nhau vui vẻ lãnh hội, khi Tổ Long-Thọ thuyết pháp hiện tướng vầng trăng tròn, Ngài thầm ngộ yếu chỉ. Ngài theo Tổ xuất gia và được truyền tâm ấn.

Sau khi đắc pháp, Ngài vân du khắp nơi, lần lượt sang nước Ca-Tỳ-La để giáo hóa. Trong nước nầy có ông trưởng giả tên Tịnh-Đức sanh được hai người con trai, người cả tên La-Hầu-La-Điểm, người thứ tên La-Hầu-La-Đa. Ông hằng ngày chỉ săn sóc vườn tược. Hôm nọ, một cây trong vườn nẩy sanh thứ nấm lạ , ông nhổ về ăn thử, thực ngon lành. Song chỉ ông và người con thứ hằng ngày đều nhổ được nấm ăn, ngoài ra không ai nhổ được. ông bảo con thứ: <Nấm cây nầy chỉ ta và ngươi được ăn, ắt là việc phi thường. Ước gì có ai thông hiểu giải thích cho việc này>. La-Hầu La-Đa nói kệ: Thử mộc sanh kỳ nhĩ, Ngã thực bất khô khao, Trí giả giải thử nhơn, Ngã hồi hướng Phật đạo .

Dịch : Cây nầy sanh nấm lạ, Con ăn rất ngon lành, Người trí giải nhơn nầy, Con xin theo Phật đạo .

Chợt gặp Bồ-Tát Đề-Bà đến nhà, cha con ông Tịnh Đức vui mừng đem việc nầy ra hỏi. Ngài dạy :-Khi xưa lúc ông hai mươi tuổi thường mời một vị Tỳ-kheo về nhà cúng dường. Vị Tỳ-kheo ấy tuy có chút ít giới hạnh mà con mắt pháp chưa sáng, tâm không thấu lý, luống nhận sự cúng dường của ông. Song vị Tỳ-kheo ấy có chút ít tu hành nên khỏi sa vào đường ác,vẫn phải làm cây sanh nấm nầy để trả nợ cho ông. Xưa khi vị Tỳ-kheo ấy đến nhà ông, trong nhà chỉ có ông và người con thứ nầy thành kính cúng dường, còn bao nhiêu người đều không vui. Vì thế , nên nấm hiện nay chỉ hai cha con ông được hưởng. Ngài lại bảo: -Ông nay được bao nhiêu tuổi ? Trưởng giả thưa: -Tôi được 79 tuổi.

Ngài nói kệ : Nhập đạo bất thông lý, Phục thân hoàn tín thí, Nhữ niên bát thập nhất, Thử mộc diệc vô nhĩ.

Dịch : Vào đạo không thông lý, Hoàn thân đền tín thí, Trưởng giả tuổi tám mốt, Cây nầy không sanh nấm.

Ông trưởng giả nghe nói xong,biết rõ duyên trước càng thêm thán phục, Ông thưa :-Tôi già yếu tuy muốn xuất gia e không kham theo thầy. Đứa con thứ của tôi hết lòng mộ đạo, tôi xin cho nó theo làm thị giả cho thầ y, mong thầy dung nạp. Ngài hoan hỷ chấp nhận La-Hầu-La-Đa xuất gia và triệu tập các vị thánh tăng đến truyền giới.

Ngài du hóa đến nước Ba-Liên-Phất gặp lúc ngoại đạo hưng thịnh Phật pháp lu mờ. Ngài đem hết khả năng chuyển hóa ngoại đạo trở về quy y Tam-Bảo, khiến xứ nầy Phật pháp hưng thịnh lại.

Khi già yếu, Ngài gọi La-Hầu-La-Đa đến phó chúc pháp nhãn tạng và dặn dò đừng để đoạn diệt. Kế nói kệ :

Bổn đối truyền pháp nhơn, Vị thuyết giải thoát lý, Ư pháp thật vô chứng, Vô chung diệc vô thủy.

Dịch : Xưa đối người truyền pháp, Vì nói lý giải thoát, Nơi pháp thật không chứng, Không chung cũng không thủy.

Dặ n dò xong, Ngài nhập định ngồi nghiêm chỉnh thị tịch. La-Hầu-La-Đa và đồ chúng xây tháp cúng dường.

Ngài là Bồ-Tát thứ ba làm nổi bật giáo lý Đại-Thừa. Những tác phẩm Ngài trước thuật :

1.-Bách luận, 2.-Bách tự luận, 3.- Đại trượng phu luận, 4.-Đề -Bà Bồ-Tát phá Lăng-Già kinh trung ngoại đạ o tiểu-thừa tứ tông luận, 5.- Đề-Bà Bồ-Tát thích Lăng-Già kinh trung ngoại đạo tiểu-thừa Niết-bàn luận…

Những bộ luận trên nổi tiếng nhất là bộ Bách-luận và Đại-Trượng-Phu luận .

Xem thêm:

Bồ-Tát Ca-Na-Đề-Bà

Phật pháp ứng dụng Bồ-Tát Ca-Na-Đề-Bà

Ngài dòng Tỳ-Xá-Ly ở Nam-Ấn. Thuở nhỏ Ngài bẩm tánh thông minh, biện tài vô ngại, Ban sơ Ngài học phong tục trong nước, ưa làm việc phước thiện. Khi Tổ Long-Thọ đến nước nầy, Ngài tìm đến yết kiến. Tổ Long-Thọ muốn thử Ngài, sai đồ đệ múc một thau nước đầy để ở trước lối vào. Ngài đi qua lấy cây kim bỏ vào, rồi thẳng đến yết kiến Tổ.

Thầy trò gặp nhau vui vẻ lãnh hội, khi Tổ Long-Thọ thuyết pháp hiện tướng vầng trăng tròn, Ngài thầm ngộ yếu chỉ. Ngài theo Tổ xuất gia và được truyền tâm ấn.

Sau khi đắc pháp, Ngài vân du khắp nơi, lần lượt sang nước Ca-Tỳ-La để giáo hóa. Trong nước nầy có ông trưởng giả tên Tịnh-Đức sanh được hai người con trai, người cả tên La-Hầu-La-Điểm, người thứ tên La-Hầu-La-Đa. Ông hằng ngày chỉ săn sóc vườn tược. Hôm nọ, một cây trong vườn nẩy sanh thứ nấm lạ , ông nhổ về ăn thử, thực ngon lành. Song chỉ ông và người con thứ hằng ngày đều nhổ được nấm ăn, ngoài ra không ai nhổ được. ông bảo con thứ: <Nấm cây nầy chỉ ta và ngươi được ăn, ắt là việc phi thường. Ước gì có ai thông hiểu giải thích cho việc này>. La-Hầu La-Đa nói kệ: Thử mộc sanh kỳ nhĩ, Ngã thực bất khô khao, Trí giả giải thử nhơn, Ngã hồi hướng Phật đạo .

Dịch : Cây nầy sanh nấm lạ, Con ăn rất ngon lành, Người trí giải nhơn nầy, Con xin theo Phật đạo .

Chợt gặp Bồ-Tát Đề-Bà đến nhà, cha con ông Tịnh Đức vui mừng đem việc nầy ra hỏi. Ngài dạy :-Khi xưa lúc ông hai mươi tuổi thường mời một vị Tỳ-kheo về nhà cúng dường. Vị Tỳ-kheo ấy tuy có chút ít giới hạnh mà con mắt pháp chưa sáng, tâm không thấu lý, luống nhận sự cúng dường của ông. Song vị Tỳ-kheo ấy có chút ít tu hành nên khỏi sa vào đường ác,vẫn phải làm cây sanh nấm nầy để trả nợ cho ông. Xưa khi vị Tỳ-kheo ấy đến nhà ông, trong nhà chỉ có ông và người con thứ nầy thành kính cúng dường, còn bao nhiêu người đều không vui. Vì thế , nên nấm hiện nay chỉ hai cha con ông được hưởng. Ngài lại bảo: -Ông nay được bao nhiêu tuổi ? Trưởng giả thưa: -Tôi được 79 tuổi.

Ngài nói kệ : Nhập đạo bất thông lý, Phục thân hoàn tín thí, Nhữ niên bát thập nhất, Thử mộc diệc vô nhĩ.

Dịch : Vào đạo không thông lý, Hoàn thân đền tín thí, Trưởng giả tuổi tám mốt, Cây nầy không sanh nấm.

Ông trưởng giả nghe nói xong,biết rõ duyên trước càng thêm thán phục, Ông thưa :-Tôi già yếu tuy muốn xuất gia e không kham theo thầy. Đứa con thứ của tôi hết lòng mộ đạo, tôi xin cho nó theo làm thị giả cho thầ y, mong thầy dung nạp. Ngài hoan hỷ chấp nhận La-Hầu-La-Đa xuất gia và triệu tập các vị thánh tăng đến truyền giới.

Ngài du hóa đến nước Ba-Liên-Phất gặp lúc ngoại đạo hưng thịnh Phật pháp lu mờ. Ngài đem hết khả năng chuyển hóa ngoại đạo trở về quy y Tam-Bảo, khiến xứ nầy Phật pháp hưng thịnh lại.

Khi già yếu, Ngài gọi La-Hầu-La-Đa đến phó chúc pháp nhãn tạng và dặn dò đừng để đoạn diệt. Kế nói kệ :

Bổn đối truyền pháp nhơn, Vị thuyết giải thoát lý, Ư pháp thật vô chứng, Vô chung diệc vô thủy.

Dịch : Xưa đối người truyền pháp, Vì nói lý giải thoát, Nơi pháp thật không chứng, Không chung cũng không thủy.

Dặ n dò xong, Ngài nhập định ngồi nghiêm chỉnh thị tịch. La-Hầu-La-Đa và đồ chúng xây tháp cúng dường.

Ngài là Bồ-Tát thứ ba làm nổi bật giáo lý Đại-Thừa. Những tác phẩm Ngài trước thuật :

1.-Bách luận, 2.-Bách tự luận, 3.- Đại trượng phu luận, 4.-Đề -Bà Bồ-Tát phá Lăng-Già kinh trung ngoại đạ o tiểu-thừa tứ tông luận, 5.- Đề-Bà Bồ-Tát thích Lăng-Già kinh trung ngoại đạo tiểu-thừa Niết-bàn luận…

Những bộ luận trên nổi tiếng nhất là bộ Bách-luận và Đại-Trượng-Phu luận .

Xem thêm:
Đọc thêm..